Thursday, September 27, 2012

TinyDuino





Thêm một biến thể mới của Arduino nữa. Biến thể này nhắm mục tiêu giảm kích thước bo Arduino.

Xem thêm ở đây!

Tuesday, September 18, 2012

Chế tạo thiết bị cho phòng thí nghiệm dùng Arduino và công nghệ in 3D

Trang thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm ngày càng trở nên đắt đỏ, và điều này đang cản trở sự phát triển của khoa học và tiến bộ xã hội đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Tuy nhiên điều này đang dần được thay đổi nhờ vào sự phổ biến của các công cụ nguồn mở. Trong số đó phải kể đến 3 lĩnh vực đang giành được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng khoa học: phần mềm, in 3D và vi điều khiển.

Giáo sư Joshua Pearce ở trường Michigan Technological University gần đây đã có một bài báo khá hay về đề tài này trên tạp chí nổi tiếng Science. Ông đã mô tả những công cụ nguồn mở như Arduino và in 3D đã và đang làm thay đổi cách chúng ta trang bị cho phòng thí nghiệm. Các trang thiết bị đắt tiền đang ngày càng xa dần tầm với của các nhà khoa học. Và hơn nữa các thí nghiệm lại luôn đòi hỏi trang bị những thiết bị chuyên dùng được thiết kế đặc biệt. Đứng trước những đòi hỏi đó, họ luôn phải tìm kiếm những cách thức mới để đáp ứng nhu cầu của phòng thí nghiệm.


Và giải pháp nguồn mở, đặc biệt là Arduino và in 3D, là giải pháp hoàn hảo nhất. Ông nói về Arduino: "Điều tuyệt diệu về công cụ này là chúng rất dễ học, và do đó cho phép tự động hoá các thí nghiệm một cách rất dễ dàng."

Chẳng hạn như ông muốn trang bị một thiết bị nâng cho các dụng cụ quang học, nhưng giá thành lại quá đắt. Điều này khuyến khích ông tự thiết kế và chế tạo nó thay vì đi mua. Bên cạnh đó Arduino còn có thể điều khiển các thiết bị như: Arduino Geiger (phát hiện bức xạ), pHduino (đo độ pH), OpenPCR (phân tích DNA).

Via 3ders, newswise, kurzweilai